Giới thiệu

TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Công đoàn Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh từ năm 1976 đến nay. Công đoàn UEH đã ba lần vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng III ngày 8.5.1996, Huân chương Lao động hạng II ngày 20.12.2001, huân chương lao động hạng I vào ngày 21.6.2006 và Huân Chương Độc lập hạng III vào ngày 15.11.2011.

1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CÔNG ĐOÀN UEH:

Chúng ta luôn tự hào với thành tích Công đoàn UEH đã đạt được trên từng chặng đường xây dựng, phát triển và tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động CĐ theo định hướng phát triển bền vững của UEH từ nay đến năm 2020: Tích cực đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động, nâng cao và phát huy mọi nguồn lực nhằm xây dựng UEH ngày càng phát triển toàn diện, đủ tầm vóc và chuẩn mực của một đại học kinh tế lớn, đáp ứng nhu cầu của xã hội cả về số lượng và chất lượng. Phấn đấu đưa trường trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có vị trí và uy tín lớn ở các tỉnh thành phía Nam và cả nước; phục vụ cho tiến trình CNH-HĐH nền kinh tế đất nước; hướng tới nền kinh tế tri thức; nhanh chóng hội nhập vào hệ thống đào tạo trong khu vực và thế giới .  Nhân dịp ngày kỷ niệm trọng đại này, BCHCĐ trường tổng kết quá trình hình thành, hội nhập và phát triển hoạt động Công đoàn UEH của toàn thể đoàn viên CĐ qua các giai đoạn, các thế hệ BCH CĐ trong các giai đoạn từ 1976 đến nay.

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là một trong số các đại học trọng điểm quốc gia có uy tín trong cả nước về đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho lĩnh vực phát triển và quản lý kinh tế – xã hội phục vụ tiến trình CNH-HĐH đất nước và hội nhập kinh tế toàn cầu. Vì thế lịch sử phát triển Công đoàn UEH cũng luôn gắn liền với lịch sử xây dựng, phát triển và những thành tựu đạt được trước và sau ngày hội nhập thành trường ĐHKT TP.HCM hiện nay. Sự cống hiến trí tuệ và sức lực của đội ngũ cán bộ CĐ qua các thế hệ BCHCĐ từ 1976 đến nay đã được ghi nhận, tôn vinh và trở thành nhiều bài học kinh nghiệm cho các thế hệ CĐ sau nối tiếp tạo nên truyền thống tự hào của nhà trường và của toàn thể đoàn viên CĐ Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Thành tích xây dựng CĐUEH “Vững mạnh xuất sắc” trong nhiều năm của tất cả đoàn viên CĐ đã xác định vị thế của Công đoàn UEH trong hệ thống tổ chức chính trị, chính quyền, đoàn thể của nhà trường.

1.1 Giai đoạn 1976-1996:

Giữa năm 1996 trở về trước các thành viên hội nhập thành Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hiện nay hoạt động độc lập nhưng cùng chung một định hướng: từng bước xây dựng, củng cố và phát triển vững chắc đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và CNV ngày càng lớn mạnh về số lượng, chất lượng, nâng cao trình độ và ổn định về tổ chức, cơ cấu, đời sống để đáp ứng nhu cầu đào tạo, NCKH, giảng dạy và học tập. Đội ngũ CBCĐ đã tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ để góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị do Đảng uỷ và BGH nhà trường đề ra hàng năm. Trong giai đoạn này Chủ tịch CĐ, các thế hệ BCHCĐ trường với nhiệm vụ nặng nề và trách nhiệm cao đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng, củng cố và phát triển ổn định hệ thống tổ chức CĐ theo từng giai đoạn lịch sử.

1.1.1. Trường ĐHKT TP.HCM (cũ) được thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 27.10.1976 của Thủ tướng chính phủ, trên cơ sở sát nhập trường Đại học Luật khoa Sài Gòn và các trường đại học kinh tế khác của miền Nam trước ngày giải phóng thành trường ĐHKT TP.HCM trực thuộc Bộ Đại học và THCN, nay là Bộ Giáo dục Đào tạo. Trong giai đoạn này Chủ tịch CĐ và Phó Chủ tịch CĐ qua các nhiệm kỳ BCHCĐ như sau:

– Năm 1976-1977: Đ/c Võ Thành Lữ (nguyên Trưởng khoa Tại chức) được chỉ định là Thư ký CĐ lâm thời.

– Năm 1977-1987: Đ/c Mai Văn Hoàng là Thư ký CĐ Trường các nhiệm kỳ BCHCĐ I, II, III.

– Năm 1987-1991: Đ/c Nguyễn Thị Tân (nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Thương mại) Thư ký CĐ của các nhiệm kỳ IV, V .

– Năm 1991-1996: Đ/c Đoàn Hồng Nhung (nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Kế toán) Chủ tịch CĐ trường; Đ/c Lê Văn Oanh (nguyên Trưởng phòng Công tác chính trị ), Phó Chủ tịch CĐ  qua các nhiệm kỳ BCHCĐ VI, VII.

1.1.2. Trường Đại học Tài chính Kế toán TP.HCM (cũ) được thành lập từ tháng 10.1976, là cơ sở II của Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội tại TP.HCM. Ngày 15.10.1988 Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ban hành Nghị định số 155/HĐBT công nhận chính thức việc thành lập trường Đại học Tài chính Kế toán TP.HCM trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 23.10.1994 Chính phủ lại ban hành Nghị định số 178/CP qui định quyền hạn, trách nhiệm và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính, trong đó công nhận trường Đại học Tài chính Kế toán TP.HCM là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. Trong giai đoạn này các thế hệ Chủ tịch CĐ  của BCH CĐ trường bao gồm:

– Năm 1976-1977: Đ/c Nguyễn Văn Tề được chỉ định Thư ký CĐ lâm thời.

– Năm 1977-1980: Đ/c Phạm An Thạch (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường) Chủ tịch CĐ trường; Đ/c Nguyễn Văn Tề (nguyên Phó chủ nhiệm khoa Tài chính tổng hợp), Phó chủ tịch CĐ Trường.

– Năm 1980-1983: TS. Phạm Đắc Duyên (nguyên Trưởng khoa Tài chính tổng hợp, Trưởng phòng NCKH) Chủ tịch CĐ trường; Đ/c Nguyễn Văn Tề, Phó chủ tịch CĐ Trường.

– Năm 1983-1986: PGS.TS. Nguyễn Thị Diễm Châu (nguyên Phó Hiệu trưởng trường) Chủ tịch CĐ trường; Đ/c Nguyễn Văn Tề, Phó chủ tịch CĐ Trường.

– Năm 1986-1996: Đ/c Nguyễn Văn Tề, Chủ tịch CĐ Trường; Đ/c Nguyễn Thị Đầm (nguyên Phó hiệu trưởng) Phó chủ tịch CĐ.

1.1.3. Khoa Kinh tế Trường Đại học Tổng hợp TP. HCM (cũ) được thành lập từ năm 1986 trên cơ sở tách Khoa Triết – Kinh tế thành hai đơn vị: Khoa Triết và Khoa Kinh tế độc lập trực thuộc BGH Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. Chức năng và nhiệm vụ của Khoa là đào tạo đại học, sau đại học và tổ chức NCKH về lĩnh vực kinh tế và QTKD. Hệ thống tổ chức CĐ Khoa trực thuộc hệ thống CĐ Trường ĐHTH TP.HCM.

Trong giai đoạn thời kỳ bao cấp, CĐ các trường, khoa chủ yếu chăm lo hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần và các hoạt động phong trào của đoàn viên CĐ theo từng giai đoạn phát triển kinh tế đất nước. Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, đi vào giai đoạn đổi mới, mở cửa để hòa nhập nền kinh tế thế giới thì các trường được giao thêm nhiệm vụ tham gia nghiên cứu hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, do đó vị thế của các trường đã được nâng cao, không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng, đồng thời nhiệm vụ của CĐ cũng được mở rộng theo từng bước đi lên của nhà trường, nâng cao chất lượng hoạt động CĐ, chủ động tham gia quản lý chuyên môn, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động trong pháp luật qui định.

1.2. Giai đoạn 1996 đến nay:

Ngày 27.1.1995 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 16/CP về việc thành lập Đại học Quốc gia TP. HCM, sau đó Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 9.7.1996 thành lập trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM trên cơ sở hợp nhất trường ĐHKT TP.HCM, trường Đại học TCKT TP.HCM và Khoa Kinh tế của trường ĐHTH TP.HCM. Đây là giai đoạn lịch sử trọng đại có ý nghĩa to lớn trong quá trình hội nhập, ổn định và phát triển về qui mô, cũng như nâng cao vị thế nhà trường đối với cả nước và các tỉnh phía Nam. Ngày 10.10.2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg, thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP.HCM, trong đó đã tách trường ĐHKT ra khỏi ĐHQG TP.HCM để hình thành trường Đại học Kinh tế TP.HCM ngày nay – là một trường đại học trọng điểm của cả nước trực thuộc Bộ GDĐT. Trên nền tảng cơ bản này vị thế CĐ Trường ĐHKT TP.HCM đã được nâng cao trong hệ thống tổ chức CĐGDVN và LĐLĐ TP.HCM do nối tiếp truyền thống và kinh nghiệm hoạt động CĐ của BCHCĐ và đội ngũ CBCĐ các đơn vị trong trường qua nhiều thế hệ từ năm 1996 đến nay :

– 1996-1998: BCHCĐ lâm thời khi mới thành lập trường Đại học Kinh tế TP.HCM: Đ/c Đoàn Hồng Nhung, Chủ tịch CĐ trường; Đ/c Nguyễn Văn Tề, Phó chủ tịch CĐ trường.

– 1998-2000: BCHCĐ nhiệm kỳ VIII: Đ/c Đoàn Hồng Nhung, Chủ tịch CĐ trường; Đ/c Nguyễn Văn Tề, Phó chủ tịch CĐ trường.

– 2000-2002: BCHCĐ nhiệm kỳ IX: Đ/c Đoàn Hồng Nhung, Chủ tịch CĐ trường; Đ/c Thái Văn Lý, Phó chủ tịch CĐ (nguyên Trưởng phòng KHTC)

– 2002 -2005: BCHCĐ nhiệm kỳ X: TS.GVC. Trịnh Thị Long Hương, Chủ tịch CĐ Trường; Đ/c Thái Văn Lý, Phó Chủ tịch CĐ Trường (Trưởng ban thanh tra Đào tạo).

– 2005 -2007: BCHCĐ nhiệm kỳ XI: TS.GVC. Trịnh Thị Long Hương, Chủ tịch CĐ Trường; Đ/c Thái Văn Lý, Phó Chủ tịch CĐ Trường (Trưởng phòng thanh tra Đào tạo).

– 2007-2009: BCHCĐ nhiệm kỳ XII: TS.GVC. Trịnh Thị Long Hương, Chủ tịch CĐ Trường; Đ/c Thái Văn Lý, Phó Chủ tịch CĐ Trường (Trưởng Phòng thanh tra Đào tạo).

– 2009-2012: BCHCĐ nhiệm kỳ XIII: PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, Chủ tịch CĐ Trường; ThS Bùi Quang Việt, Phó Chủ tịch CĐ Trường.

– 2012-2014: BCHCĐ nhiệm kỳ XIV: TS. Lê Tấn Bửu – Trưởng khoa TM-DL-Mar, Chủ tịch CĐ Trường; ThS Bùi Quang Việt, Phó trưởng phòng QT-TB, Phó Chủ tịch CĐ Trường.

– 2014-2017: BCHCĐ nhiệm kỳ XIV: TS. Lê Tấn Bửu – Trưởng khoa TM-DL-Mar, Chủ tịch CĐ Trường; ThS Bùi Quang Việt – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ kinh tế, Phó Chủ tịch CĐ Trường; ThS. Trương Minh Kiệt – Giám đốc Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên, Phó Chủ tịch CĐ Trường.

– 2017-2023: BCHCĐ nhiệm kỳ XV: TS. Bùi Quang Việt –  Chủ tịch CĐ Trường; PGS.TS Bùi Thị Thanh – Phó Trưởng khoa Quản trị, Phó Chủ tịch CĐ Trường; PGS.TS Trần Tiến Khai – Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng – Phát triển chương trình, Phó Chủ tịch CĐ Trường.

– 2023 – 2028: BCHCĐ nhiệm kỳ XVI: TS. Nguyễn Thiện Duy, Chủ tịch CĐ UEH; TS. Phan Thị Bảo Quyên – Giám đốc chương trình đào tạo, Phó Chủ tịch CĐ UEH.

Xuyên suốt toàn bộ quá trình hình thành và phát triển CĐ vững mạnh, có thể khẳng định nhân tố thành công là đội ngũ CBCĐ qua các nhiệm kỳ trong giai đoạn 1976 đến nay với bề dầy của quá trình cống hiến, kinh nghiệm hoạt động CĐ, có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn đủ sức thu hút trí tuệ, ý kiến xây dựng, động viên sự nhiệt tình tham gia các phong trào đoàn thể của tất cả đoàn viên CĐ quan tâm đến sự nghiệp phát triển nhà trường, luôn củng cố khối đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị theo yêu cầu phát triển của trường và của đất nước trong các thời kỳ lịch sử khác nhau.